fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ năm 2024

Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ là văn bản quan trọng giúp xác định rõ quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê, đảm bảo sự minh bạch và hợp pháp trong quá trình thuê nhà. Bằng cách quy định chi tiết các điều khoản về thời hạn thuê, giá thuê, tiền đặt cọc, và các trách nhiệm của mỗi bên, hợp đồng này không chỉ bảo vệ quyền lợi của cả hai bên mà còn giúp tránh những tranh chấp không đáng có. Để đảm bảo tính pháp lý và sự chặt chẽ, việc tham khảo mẫu hợp đồng và điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh cụ thể là điều cần thiết.

Thuê trọ có bắt buộc phải ký hợp đồng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng thuê nhà trọ được hiểu là sự thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê nhà về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thuê nhà.

Mặt khác, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, quy định chung hình thức của hợp đồng được thể hiện dưới các dạng:

– Bằng lời nói;

– Bằng văn bản;

– Bằng hành vi cụ thể.

Trong đó, tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014 nêu rõ hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản. Như vậy, hợp đồng cho thuê trọ cũng là một trong các loại hợp đồng về nhà ở, do đó hợp đồng cho thuê trọ phải được lập thành văn bản.

Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ là gì?

Trước hết, hiện nay pháp luật chưa ban hành mẫu hợp đồng thuê nhà trọ, mà việc lập, ký kết hợp đồng này được thực hiện theo quy định chung của Bộ luật Dân sự 2015 về cho thuê tài sản và Luật Nhà ở 2014 về hợp đồng thuê nhà.

Theo đó, bạn có thể tham khảo, sử dụng mẫu hợp đồng cho thuê nhà ở ban hành tại Phụ lục 20 của Thông tư 19/2016/TT-BXD cho trường hợp thuê nhà trọ của mình. 

Dù là bản hợp đồng được định sẵn nội dung hay hợp đồng do các bên tự soạn thảo thì các điều khoản trong hợp đồng thuê nhà trọ thường bao gồm:

  • Điều khoản về thông tin các bên trong hợp đồng thuê;
  • Điều khoản về đối tượng thuê, thời hạn thuê;
  • Điều khoản về giá thuê, phương thức thanh toán, kỳ thanh toán, đặt cọc (nếu có);
  • Điều khoản về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng thuê;
  • Điều khoản về chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp, gia hạn hợp đồng;
  • Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng….;

Nội dung cần có trong Hợp đồng cho thuê trọ

Cũng theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014, Hợp đồng cho thuê trọ gồm các nội dung:

– Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

– Đặc điểm nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.

– Gía cho thuê trọ;

– Thời hạn và phương thức thanh toán tiền;

– Thời hạn cho thuê nhà ở;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên;

– Cam kết của các bên;

– Các thỏa thuận khác;

– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

– Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

– Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ năm 2024
Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ năm 2024

Tải xuống Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ

Hướng dẫn cách ghi nội dung các điều khoản trong hợp đồng:

  • Mục thông tin các bên: Ghi thông tin theo căn cước công dân/văn bản xác nhận nơi cư trú;
  • Mục thông tin về đối tượng cho thuê: Ghi theo thông tin trên sổ đỏ của căn hộ cho thuê/nhà cho thuê;
  • Mục thông tin về giá cả, phương thức thanh toán: Ghi theo thông tin mà các bên đã thỏa thuận;
  • Mục thông tin về thời hạn thuê, mục đích thuê: Theo thỏa thuận của các bên;
  • Mục thông tin về quyền, nghĩa vụ các bên: Tùy theo thỏa thuận, nhu cầu các bên mà nội dung có thể thêm hoặc bớt so với nội dung mà chúng tôi đã đề cập ở trên;
  • Mục thông tin về giải quyết tranh chấp, chấm dứt hợp đồng, hiệu lực, số bản của hợp đồng: Theo thỏa thuận của các bên và có thể thêm hoặc bớt nội dung so với bản hợp đồng mà chúng tôi đã nêu ở trên.

Hợp đồng thuê nhà trọ có phải lập thành văn bản?

Tại Điều 472 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng thuê tài sản như sau:

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Nhà ở 2014 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Căn cứ Điều 121 Luật Nhà ở 2014 quy định hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản.

Như vậy, hợp đồng thuê nhà trọ sẽ phải lập thành hợp đồng và hợp đồng phải lập thành văn bản.

Hợp đồng thuê nhà trọ có phải công chứng không?

Căn cứ tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau:

– Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

– Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;

Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư;

Góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức;

Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

– Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

– Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; 

Việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cho thuê trọ có cần phải đăng ký kinh doanh không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cho thuê nhà trọ không thuộc một trong các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh. Do đó, chủ sở hữu nhà ở khi cho thuê nhà trọ phải thực hiện đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh.

Nhà ở cho thuê phải đáp ứng những điều kiện gì?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 thì nhà ở cho thuê cần có đủ các điều kiện sau đây:
– Nhà đang không có tranh chấp;
– Đang trong thời hạn sở hữu nhà ở;
– Nhà ở không bị kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án;
– Nhà không thuộc trường hợp bị giải tỏa, thu hồi, dỡ bỏ,…
Đáng lưu ý, nhà ở để cho thuê không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận nếu đã có các giấy tờ khác thay thế. Điều này được ghi nhận tại khoản 9 Điều 72 Nghị định 99/2015/NĐ-CP như sau:
“Trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở (trừ trường hợp cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước) thì bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc có Giấy phép xây dựng hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về đất đai nếu là đầu tư xây dựng nhà ở”
Theo đó, các giấy tờ thay thế gồm:
– Giấy tờ mua bán, thuê mua nhà ở ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở; hoặc
– Giấy phép xây dựng; hoặc
– Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở,…

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết