fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự 2024

Trong môi trường pháp lý đầy biến động, các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự đang trở thành một chủ đề được quan tâm và thảo luận rộng rãi. Tính chất đa dạng và phức tạp của những trường hợp này không chỉ phản ánh sự phức tạp của quan hệ dân sự mà còn là một thách thức đối với hệ thống pháp luật và quản lý doanh nghiệp. Dưới đây là một bài văn bàn về các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự trong năm 2024 và những vấn đề liên quan.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng được pháp luật quy định ra sao?

Hợp đồng trên nguyên tắc được hiểu là sự thỏa thuận vì vậy khi chấm dứt hợp đồng thì hai bên nên thỏa thuận giải quyết các vấn đề, nếu không thể tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ được nữa nữa thì thực hiện việc chấm dứt hợp đồng. Căn cứ Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng như sau:

1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.

5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

Như vậy, đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì sẽ phải chịu bồi thường.

Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể được thực hiện bởi một trong các bên khi:

– Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng;

– Do các bên thỏa thuận về điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng;

– Do pháp luật quy định về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự có thể do sự vi phạm hợp đồng của một bên hoặc là do ý chí chủ quan của bên thực hiện quyền đơn phương, không muốn tiếp tục tham gia hợp đồng. Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng quy định tại Khoản 1 của Điều 428 thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại. Và theo căn cứ tại Khoản 5 tại Điều 428, những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng khác so với các trường hợp tại Khoản 1 này thì được coi là vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. Lúc đó được hiểu là bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải đang thực hiện quyền đơn phương của mình mà là bên vi phạm nghĩa vụ dân sự.

Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự 2024
Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự 2024

Hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng

Căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Tại Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng như sau:

Điều 427. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng

1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.

Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.

Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.

4. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.

5. Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật chịu hậu quả pháp lý gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật được coi là hành vi vi phạm toàn bộ các nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng. Hành vi này sẽ khiến cho Bên vi phạm phải đối diện với rất nhiều rủi ro pháp lý. Khi đó:

Căn cứ theo Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như sau:

1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

– Các nghĩa vụ vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại toàn bộ, trong đó theo luật thương mại 2005 thì thiệt hại còn bao gồm cả khoản lợi mất đi nếu không có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng diễn ra như sau:

Căn cứ theo Điều 300 Luật Thương mại 2005 quy định về phạt vi phạm như sau:

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Tại Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:

1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Theo Điều 303 Luật Thương mại 2005 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

2. Có thiệt hại thực tế;

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Như vậy, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự chịu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại thực tế gây ra như thỏa thuận trong hợp đồng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đơn phương chấm dứt hợp đồng có hiệu lực khi nào?

Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo về việc chấm dứt.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nào không bị phạt vi phạm?

Tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm như sau:
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.”
Bên cạnh đó, Điều 295 Luật Thương mại 2005 quy định về việc thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm như sau:
1. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.
2. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
3. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.
Như vậy, các trường hợp tại Điều 294 nêu trên sẽ được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm nhưng phải có sự thông báo ngay cho bên kia biết.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết