fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Viên chức pháp chế

Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thường được sử dụng như những thuật ngữ pháp lý nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của các thuật ngữ cũng như sự khác biệt giữa chúng. Công chức viên chức có những tiêu chuẩn riên gkhi tuyể dụng ngoài những tiêu chuẩn chung mà nhà nước đề ra. Hai chúc vụ này tuyển dụng không nhiều nên có độ cạnh tranh cao và độ khó lớn. Hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu về viên chức pháp chế trong bài viết sau đây.

Pháp chế là gì?

Theo như hệ thống pháp luật và đời sống thực tiễn của pháp luật thì pháp chế được xác định bao gồm hệ thống pháp luật và việc thực hiện pháp luật trorg cuộc sống.

Do đó, một rật tự pháp luật  hay một chế độ thì trong đó tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác thì được xác định là pháp chế. những biểu thì quá trình tạo lập nên pháp luật đucợ xem là pháp chế. Mặc dù pháp chế và pháp luật được nhận định là có mỗi quan hệ đồng nhất với nhau những giữ chúng lại không có sự đồng nhất. Tại vì đối với các chủ thể pháp luật thì pháp chế thể hiện sự đòi hỏi và những yêu cầu phải triệt để tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.

Pháp chế có thể được coi là hoàn cảnh xã hội trong đó những quy tắc này được áp dụng vào thực tế. Theo quy định của pháp luật, người lao động theo luật định bao gồm:

Thứ nhất, nhân sự pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các cơ quan pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thứ hai, nhân viên pháp luật sẽ được điều động, tuyển dụng vào các tổ chức pháp luật của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Thứ ba, cán bộ pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các cơ quan pháp luật trong lĩnh vực công vụ.

Thứ tư, đây là những lao động hợp pháp được tuyển dụng trên cơ sở hợp đồng lao động trong tổ chức hợp pháp của doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, có thể thấy, những người nêu trên là công chức, viên chức, người lao động và người lao động chỉ là viên chức tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiệ

Vai trò của pháp chế trong đời sống xã hội

Trong đời sống hiện nay, pháp chế, công tác pháp chế đóng vai trò quan trọng. Trong việc xây dựng, quản lý và phát triển đất nước. Cụ thể như sau:

Pháp chế, công tác pháp chế bảo đảm cho việc lãnh đạo của Đảng. Và sự quản lý nhà nước của nhân dân bằng pháp luật và theo pháp luật.

Là công cụ để tạo lập và củng cố trật tự, kỷ cương trong xã hội.

Pháp chế góp phần đảm bảo, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Các quyền và lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Pháp chế góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền.

viên chức pháp chế

Viên chức pháp chế

Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.

Tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế được quy định tại Điều 12 khoản 1 Nghị định 55/2011/NĐ-CP

Điều 12. Tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế

1. Tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế

a) Công chức pháp chế quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.

Viên chức pháp chế quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định này là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.

b) Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật.

c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức, viên chức pháp chế quy định tại điểm a và điểm b khoản này, hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.

2. Công chức, cán bộ và viên chức pháp chế quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Nghị định này được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với người làm công tác pháp chế.

3. Doanh nghiệp nhà nước có thể vận dụng tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để lựa chọn, bố trí, sử dụng và quyết định chế độ đối với nhân viên pháp chế.

Theo đó tiêu chuẩn đối với từng viên chức như sau:

Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập là viên chức:

  • Có chức danh nghề nghiệp.
  • Có trình độ cử nhân luật trở lên.
  • Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải:
  • Có trình độ cử nhân luật trở lên.
  • Có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật.
  • Cán bộ pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân:

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức, viên chức pháp chế quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP, hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn.

Câu hỏi thường gặp:

Người làm công tác pháp chế gồm có ai?

Người làm công tác pháp chế bao gồm:
Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân.
Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.

Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước?

Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch Hội đồng thành viên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước quyết định việc thành lập tổ chức pháp chế hoặc quyết định việc bố trí nhân viên pháp chế chuyên trách.
Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và chịu sự quản lý về công tác pháp chế của Bộ Tư pháp.
Tổ chức pháp chế các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương chịu sự quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Sở Tư pháp.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết