Sơ đồ bài viết
Hôn nhân Công giáo là một cuộc hôn nhân được thánh hóa bởi Chúa, được xem là một bí tích, một ân ban thiêng liêng giúp hai linh hồn kết hợp với nhau, cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc và bền vững. Tuy nhiên, trên con đường hạnh phúc hôn nhân, không thể tránh khỏi những thử thách, những ngăn trở có thể làm lung lay hạnh phúc gia đình, thậm chí đẩy cuộc sống hôn nhân đến bờ vực đổ vỡ. Bài viết này sẽ cùng bạn khám phá 12 ngăn trở phổ biến trong hôn nhân Công giáo để hiểu rõ thêm một khía cạnh ngoài việc kết hôn theo quy định pháp luật.
Hôn nhân Công giáo
Trong Công giáo Rôma, hôn nhân được gọi là Bí tích Hôn phối; đây là sự tác hợp vợ chồng giữa một người nam và một người nữ thông qua giáo quyền. Hôn nhân là một giao ước giữa một người nam ᴠà một người nữ có mục đích уêu thương nâng đỡ nhau trong tình ᴠợ chồng, ѕinh ѕản ᴠà giáo dục con cái. Theo quan điểm tôn giáo, sự tác hợp hôn nhân này là duy nhất; và vĩnh viễn trong suốt cuộc đời mỗi người phối ngẫu trong cuộc hôn nhân đó. Giáo luật Công giáo quy định cụ thể về Bí tích Hôn phối từ Điều 1055 đến Điều 1065. Vấn đề sinh sản và giáo dưỡng con cái cũng được coi là một yếu tố quan trọng kèm theo trong một cuộc hôn nhân Công giáo.
Đặc tính của hôn nhân Công giáo:
Tình yêu giữa hai vợ chồng Công giáo có ý nghĩa rất phong phú và sâu sắc, vì bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa và rập theo khuôn mẫu tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Tình yêu đó có hai đặc tính là đơn nhất và bất khả phân ly.
Ngăn trở trong hôn nhân Công giáo
Ngăn trở trong hôn nhân Công giáo hay còn gọi là ngăn trở trong hôn phối là tên gọi ám chỉ sự trục trặc; không xuông sẻ trong hôn nhân.
Đối với một đôi hôn phối đã được cử hành trong giáo hội; giữa hai người được rửa tội; và không có một ngăn trở nào; thì hôn phối ấy không thể được tháo cởi do bất kỳ một quyền bính nào của giáo hội. Do đó Toà án hôn phối của Giáo hội chỉ làm một công việc đó là gỡ hôn phối thì không thể gỡ hôn phối được. Thật ra Toà án hôn phối làm công tác tuyên bố rằng ngay từ đầu lúc cử hành; hôn phối này đã không tạo thành hiệu quả bích tích/ hôn phối không thành tuyên bố hôn nhân không thành từ đó hai người sẽ được tự do.
Theo giáo luật 1917 cũ, ta thấy được có sự ngăn trở thành 02 loại khác nhau.
- Ngăn trở cấm chỉ: Là ám chỉ cuộc hôn phối cấm cử hành; nhưng nếu cứ cử hành thì vẫn hành sự
Ví dụ: Nếu một bà sơ mới khấn tạ 01 năm; đi học tại trung tâm Giáo vụ và quen biết được một thầy và sau đó hai người cưới nhau. Tuy nhiên theo quy định sơ vẫn còn 02 năm khấn tạ nên hôn nhân của vị sơ kia không được phép tiến hành. Nhưng nếu vẫn tiến hành thì sẽ tạo thành hành sự sẽ tạo thành sự ngăn trở cấm chỉ.
- Ngăn trở tiêu hôn: Cấm cử hành hôn lễ và nếu ngoan cố tiến hành thì hôn phối sẽ không thành.
Ví dụ: Một cha văn vào một ngày thấy rằng mình đã thương một cô gái nọ; yêu mến và cảm thấy không thể xa rời cô gái đó; sau đó đi ra UBND cấp xã có thẩm quyền tiến hành đăng ký kết hôn. Trước mặt người đời, cha văn là người độc thân và có quyền đăng ký kết hôn nhưng trước mặt chúa đó là hôn nhân không hành sự. Do là đã có lời khấn trọn đời cho dòng; và có chức thánh cho nên không thể kết hôn hành sự.
12 ngăn trở trong hôn nhân Công giáo
Theo giáo luật 1917, có 5 loại ngăn trở cấm chỉ và 13 loại ngăn trở tiêu hôn. Tuy nhiên theo giáo luật hiện hành, giáo hội đã bãi bỏ đi ngăn trở cấm chỉ; chỉ nói đến các ngăn trở tiêu hôn; và gộp lại chỉ còn 12 loại ngăn trở tiêu hôn; hay còn gọi là 12 ngăn trở trong hôn nhân Công giáo.
Ngăn trở tiêu hôn hoặc ngăn trở trong hôn nhân Công giáo có thể phát sinh từ 03 nguồn:
- Do thiên luật
- Do luật tự nhiên
- Do giáo luật
1.Ngăn trở do chưa đủ tuổi để kết hôn theo Giáo Luật
Để kết hôn thành sự, nam phải đủ 16 tuổi tròn, nữ phải đủ 14 tuổi tròn (GL 1083 §1). Nếu không đủ tuổi mà kết hôn thì hôn nhân sẽ không thành. Tuy nhiên, Hội Đồng Giám mục của mỗi quốc gia có quyền quy định tuổi cao hơn để kết hôn có thể hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành; trong trường hợp không đủ tuổi theo quy định nhưng đã đủ tuổi kết hôn theo giáo luật thì sẽ được giáo hội chứng trước (GL 1083 §2); xem thêm GL 1071 §1, 20 và 60; 1072). Tại Việt Nam, nam phải từ 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên, theo như Luật Hôn nhân và Gia đình.
Ví dụ: Anh A sinh ngày 23/9/2000 thì phải đến ngày 23/9/2016 anh A mới đủ 16 tuổi tròn và đủ tuổi kết hôn.
2. Ngăn trở do bất lực (dù vĩnh viên hay tậm thời)
Một trong hai người trước khi kết hôn đã mắc chứng bất lực; không thể chữa trị được; hoặc khi kết hôn một trong hai bên đã không thực hiện chức năng vợ chồng hay còn gọi là giao hợp; không bỏ ngỏ cho sự sống được (GL 1084 §1). Bất lực khác với vô sinh. Bất lực là không thể giao hợp. Còn vô sinh là không thể có con. Việc vô sinh không phải là một ngăn trở hôn phối (x. GL 1084 §3).
3. Ngăn trở dây hôn thú
Một trong hai người còn bị ràng buộc bởi dây Hôn phối trước ngay cả trường hợp chưa hoàn hợp (GL 1085 §1). Ngăn trở này chỉ chấm dứt khi:- Người phối ngẫu chết (Gl 1141). – Hôn nhân thành sự nhưng chưa hoàn hợp, được Đức Giáo Hoàng đoạn tiêu vì lý do chính đáng (GL 1142).- Hôn nhân giữa hai người chưa rửa tội được đoạn tiêu do đặc ân Phaolô nhằm bảo vệ đức tin của bên lãnh nhận phép Rửa tội, do chính sự kiện là bên được rửa tội lập hôn nhân mới, và bên không được rửa tội muốn phân ly (GL 1143).
Ví dụ: Anh A cưới chị B (cả hai là người Công giáo), sau đó A ly hôn với B rồi tiến hành kết hôn với C ngoài đời thật mặc dù Giáo hội chưa tuyên bố không nhân không thành. Do hôn nhân trước đã hành sự và Toà chưa tuyên bố gì cả nên hiểu rằng A và C hôn nhân sẽ bị vô hiệu và không thành bí tích.
4. Ngăn trở do khác biệt tôn giáo
Một bên Công giáo, còn một bên không Công giáo. Bí tích được định nghĩa là giao ước của (GL 1086; 1124-1125) người kito hữu một người năm; một người nữ. Khác đạo kết hôn với nhau thì đó là hôn nhân tự nhiên.
Ví dụ:
- Anh A đạo Công giáo kết hôn với chị B đạo Phật; đó là hôn nhân tự nhiên, bí tích không hành sự và hôn nhân bị vô hiệu.
- Nếu Anh A đạo Công giáo kết hôn với chị B là đạo tin lành mặc dù điều là kito hữu nhưng chị B không phải Công giáo thì bí tích vẫn hành sự nhưng bất hợp pháp.
5. Ngăn trở do chức thánh
Những người đã chịu chức thánh không thể kết hôn thành sự lẫn công giáo tây phương và đông phương (GL 1087). Những người có chức thánh gồm: giám mục, linh mục và phó tế.
6. Ngăn trở do khấn dòng
Những người chính thức thuộc về một dòng tu hay tu hội bằng lời khấn công khai sẽ vĩnh viễn sống khiết tịnh (hay còn gọi là khấn trọn đời, vĩnh khấn) không thể kết hôn thành sự ( GL 1088). Nếu khấn tạm thì mặc dù hôn nhân bị cấm chỉ nhưng vẫn được hành sự.
7. Ngăn trở do bắt cóc/ép buộc
Hôn nhân bất thành đối với trường hợp bắt cóc người nữ để lấy nhau do thiếu sự tự do; đồng thuận. Nếu trong quá trình bắt cóc/ éo buộc hai bên yêu nhau thì hôn nhân đó vẫn có thể hành sự (GL 1089)
8. Ngăn trở do tội mưu sát phối ngẫu
– Giết vợ hay giết chồng mình (kể cả âm mưu hoặc đồng loã) để lấy người khác.
– Giết vợ hay giết chồng của người phối ngẫu (bất kỳ hình thức gì kể cả âm mưu hoặc đồng loã) để có thể đến với người kia. ( GL 1090)
9. Ngăn trở do họ máu (huyết tộc)/thân thuộc
– Theo hàng dọc: hôn nhân bất thành giữa mọi người trong họ máu hàng dọc (được gọi là trực hệ). (GL 1091,1; x. Luật HN và GĐ). Đơn cử như ông nội không được lấy cháu nội/cháu gái; bố không được lấy con;
– Theo hàng ngang: hôn nhân bất thành cho tới hết đời thứ 4 (hay còn gọi là bàn hệ). (GL 1091 § 2)
Lưu ý: Các tính bậc hôn nhân trong giáo luật hơn khác luật định hiện hành.
Ví dụ: A (đời ) sinh ra B và C. Như vậy B (đời 2) sinh ra D; C (đời 3) sinh ra F; D và F là đời thứ 4 không lấy được nhau. D sinh ra G và F sinh ra L; G và L là đời 5 nên lấy được với nhau.
10. Ngăn trở do hôn thuộc/có họ do kết hôn với nhau
– Hôn thuộc theo hàng dọc dù ở cấp nào cũng tiêu huỷ hôn phối (GL 1092).
Ví dụ, giữa cha chồng với con dâu, chàng rể với mẹ vợ.
– Tuy nhiên, theo hàng ngang thì không bị ngăn trở.
Ví dụ: anh chồng có thể lấy em dâu, vợ chết có thể lấy em vợ.
11. Ngăn trở do công hạnh/liêm sĩ
Ngăn trở này phát sinh do cuộc hôn phối bất thành sau khi đã có sống chung, hoặc do tư hôn công nhiên hay công khai. Ngăn trở này tiêu hủy hôn nhân giữa người nam với các người họ máu của người nữ bậc một hàng dọc, và ngược lại (GL 1093).
Chẳng hạn: nếu anh X đã từng chung chạ với cô Y, thì không thể lấy mẹ hoặc con riêng của cô Y; và cô Y cũng không thể lấy cha hoặc con riêng của anh X.
12. Ngăn trở do pháp tộc/dưỡng hệ
Những người có họ hàng thân thuộc pháp lý do nghĩa dưỡng (nhận nuôi hợp pháp); ở hàng dọc hoặc hai bậc hàng ngang, không thể kết hôn với nhau thành sự (GL 1094). Ngăn trở này làm hôn nhân bất thành giữa: con nuôi với cha mẹ nuôi; con nuôi với cha mẹ hoặc con cháu ruột của cha mẹ nuôi; hai con nuôi của cùng một cha mẹ nuôi. Lưu ý bố đõ đầu thì sẽ không bị cấm.
Hôn nhân hợp pháp theo quy định pháp luật
Hôn nhân hợp pháp theo quy định pháp luật Việt Nam được quy định rõ trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và các văn bản pháp luật liên quan. Dưới đây là các điều kiện và thủ tục để một cuộc hôn nhân được coi là hợp pháp:
Điều kiện kết hôn
Theo Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, các điều kiện để kết hôn bao gồm:
Độ tuổi kết hôn:
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên.
Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Sự tự nguyện của các bên:
Việc kết hôn phải do hai bên tự nguyện quyết định.
Năng lực hành vi dân sự:
Các bên phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Không thuộc các trường hợp cấm kết hôn:
- Kết hôn giả tạo.
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn.
- Người đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác.
- Kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời.
- Kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.
- Kết hôn giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
- Kết hôn giữa những người cùng giới tính.
- Thủ tục đăng ký kết hôn
Chuẩn bị hồ sơ:
- Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định).
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của cả hai bên (bản sao có chứng thực).
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mỗi bên do UBND cấp xã nơi cư trú cấp (bản chính).
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú (nếu cần).
Nộp hồ sơ:
Cặp đôi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên.
Giải quyết hồ sơ:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã sẽ kiểm tra và thẩm tra hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã sẽ tổ chức lễ đăng ký kết hôn. Hai bên phải có mặt để ký tên vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.
Nhận Giấy chứng nhận kết hôn:
Sau khi ký tên vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn, hai bên sẽ nhận được Giấy chứng nhận kết hôn.
Trong trường hợp một trong hai bên là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, việc đăng ký kết hôn sẽ được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi cư trú của công dân Việt Nam.
Việc kết hôn không chỉ tuân thủ các điều kiện về độ tuổi, sự tự nguyện và năng lực hành vi dân sự, mà còn phải tuân thủ các quy định về không thuộc các trường hợp cấm kết hôn.
Một cuộc hôn nhân được coi là hợp pháp ở Việt Nam khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện về độ tuổi, sự tự nguyện, năng lực hành vi dân sự và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn, đồng thời hoàn thành đúng thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
- Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp tư nhân
- Thủ tục ly hôn nhanh nhất năm 2024
- Người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam có được không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, giữa vợ chồng chỉ có thỏa thuận về chế độ tài sản là dạng thỏa thuận có thể lập thành hợp đồng.
Thỏa thuận này phải lập trước khi kết hôn dưới hình thức là văn bản có công chứng hoặc chứng thực và được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Việc kết hôn giả tạo không chỉ không được pháp luật công nhận mà thậm chí nếu mục đích của việc kết hôn này không nhằm để xây dựng gia đình, vì mục đích trục lợi thì có thể bị phạt hành chính.
Theo đó, nếu người nào lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc thực hiện các mục đích trục lợi khác thì có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Con đỡ đầu và con ruột có lấy nhau được không