fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Mẫu hợp đồng thuê nhà giữa công ty và cá nhân

Việc lập mẫu hợp đồng thuê nhà giữa công ty và cá nhân là bước quan trọng để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên. Hợp đồng này không chỉ chi tiết các điều khoản về giá thuê, thời gian thuê, và điều kiện thanh toán mà còn quy định rõ ràng về nghĩa vụ bảo trì, sửa chữa, và các điều kiện chấm dứt hợp đồng. Với sự bảo đảm pháp lý, hợp đồng thuê nhà giúp công ty có cơ sở vững chắc để sử dụng bất động sản hiệu quả, đồng thời cung cấp cho cá nhân cho thuê sự an tâm về tài sản của mình.

Hình thức của hợp đồng thuê nhà là gì?

Bộ luật dân sự 2015 không quy định về hình thức Hợp đồng cho thuê nhà và thay thế bằng một dẫn chiếu về Điểu 121, Luật nhà ở 2014.

Tuy nhiên, Hợp đồng thuê nhà cũng là một trong những hợp đồng thuê bất động sản. Nếu bạn ký hợp đồng với một cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản thì sẽ phải chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh bất động sản.

Trong trường hợp này, bạn phải áp dụng theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Nếu không sẽ vi phạm về hình thức của hợp đồng và có thể bị vô hiệu hợp đồng.

Trước khi ký hợp đồng thuê nhà cần lưu ý điều gì?

Đầu tiên, các bạn cần kiểm tra người cho thuê nhà có quyền cho thuê hay không. Bởi hiện nay, người cho thuê có thể không phải là chủ sở hữu căn nhà mà là một bên thứ ba, điều này có thể sẽ rất rủi ro cho bạn nếu người cho thuê không có quyền cho thuê lại. Do đó, trước khi ký hợp đồng thuê, bạn nên yêu cầu người cho thuê cung cấp giấy tờ pháp lý của căn nhà và giấy tờ chứng minh người cho thuê có quyền ký hợp đồng cho bạn thuê nhà.

Thứ hai, các bạn nên đọc kỹ hợp đồng và chú ý một số nội dung quan trọng của hợp đồng, cụ thể như sau:

1. Đối tượng của hợp đồng: Các bạn nên kiểm tra kỹ thông tin của căn nhà cho thuê được nêu trong hợp đồng đã đúng với căn nhà trong sổ đỏ và thực tế chưa, thời hạn thuê như thế nào. Đặc biệt, các bạn nên lưu ý thêm về thời điểm bàn giao căn nhà và hiện trạng bàn giao như thế nào. Những vấn đề này cần được thể hiện rõ trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của các bên.

2. Giá cả và phương thức thanh toán: Các bạn cần kiểm tra kỹ giá thuê trong hợp đồng đã đúng với thỏa thuận giữa hai bên chưa, giá này đã bao gồm các khoản thuế, phí hay không. Trên thực tế chúng tôi đã giải quyết khá nhiều tranh chấp về việc hai bên không thỏa thuận rõ ràng về giá thuê và nghĩa vụ trả các khoản thuế phí liên quan đến hợp đồng thuê nhà. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra phương thức thanh toán như thế nào để đảm bảo rõ ràng trong quá trình thực hiện.

3. Trách nhiệm của hai bên: Đây là một nội dung quan trọng mà các bạn cần lưu ý, trên thực tế đã xảy ra không ít tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của hai bên trong quá trình thuê nhà như việc cải tạo, cơi nới, trách nhiệm sửa chữa hư hỏng, vấn đề điều chỉnh giá thuê nhà,…

4. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại: Các bạn nên lưu ý nội dung điều khoản này để đảm bảo quyền lợi của mình.

Mẫu hợp đồng thuê nhà giữa công ty và cá nhân
Mẫu hợp đồng thuê nhà giữa công ty và cá nhân

5. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng: Điều khoản về chấm dứt hợp đồng là một trong những điều khoản quan trọng mà hợp đồng nào cũng nên có, theo đó, trên thực tế xảy ra rất nhiều trường hợp bên cho thuê nhà hoặc bên đi thuê muốn chấm dứt hợp đồng thuê nhà nhưng trong hợp đồng không quy định rõ dẫn đến tranh chấp. Vì vậy, khi xem xét hợp đồng thuê, các bạn cần kiểm tra kỹ điều khoản này để tránh rủi ro về sau.

Trên đây là một số điều khoản quan trọng mà các bạn cần lưu ý khi ký hợp đồng thuê nhà. Hiện nay nhiều người không chú trọng hợp đồng thuê, dẫn tới các vấn đề tranh chấp về sau. Vì vậy, trước khi quyết định thuê và ký hợp đồng, các bạn hãy dành thời gian xem xét kỹ hợp đồng hoặc tìm tới những luật sư có kinh nghiệm để được tư vấn và hỗ trợ.

Hợp đồng thuê nhà giữa công ty và cá nhân có phải công chứng không?

Theo quy định Luật nhà ở 2014

“Điều 121. Hợp đồng về nhà ở

Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:

Như vậy, trong trường hợp của bạn là thuê nhà để làm văn phòng, hợp đồng thuê nhà của bạn phải được công chứng tại cơ quan, tổ chức công chứng nơi có nhà ở. Tuy nhiên, Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định:

“Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.”

Luật nhà ở có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, do đó hiện nay, khi thực hiện hợp đồng cho thuê nhà bạn sẽ không phải đi công chứng trừ trường hợp các bên có yêu cầu.

Tải xuống mẫu hợp đồng thuê nhà giữa công ty và cá nhân năm 2024

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Thuê nhà có bắt buộc phải đặt cọc không?

Theo Luật nhà ở năm 2014 tại Điều 121 hợp đồng cho thuê nhà ở phải bao gồm các nội dung như Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên; Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó; Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;….
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, đặt cọc không phải là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng thuê nhà. Người thuê và người cho thuê có quyền thỏa thuận hoặc không thỏa thuận về đặt cọc trong hợp đồng. Việc đặt cọc chỉ nhằm đảm bảo các bên trong hợp đồng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Chủ nhà chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi nào?

Căn cứ Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 132 Luật Nhà ở 2014 thì trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, chủ nhà chỉ được quyền đơn phương chấm dứt và thu hồi nhà đang cho thuê nếu thuộc một trong 07 trường hợp sau đây:
Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở.
Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;
Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;
Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;
Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;
Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết